fbpx

Tìm hiểu giống cà phê MOKA Cầu Đất

Tìm hiểu giống cà phê MOKA Cầu Đất..cùng xem bài báo trên báo nói về Giống cà phê MOKA Cầu Đất

 

Để bảo tồn và phát triển cà phê MOKA Cầu Đất tạo nguồn giống cà phê thuần chuẩn Moka từ thời Pháp, qua tuyển lựa cà phê thuần chuẩn đầu dòng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật…

 

Để bảo tồn và phát triển nguồn giống cà phê thuần chuẩn Moka từ thời Pháp, qua tuyển lựa cà phê thuần chuẩn đầu dòng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, ông Lương Trọng Nghĩa, thôn Trạm Hành 1, xã Trạm Hành (Đà Lạt) đã xây dựng vườn ươm giống, hằng năm cung ứng ra thị trường hàng chục nghìn cây giống cà phê Moka thuần chuẩn.

Từ đây cà phê đặc sản của vùng Cầu Đất, Đà Lạt được trồng phổ biến và rộng rãi, giá trị gấp 4 lần cà phê Catimor.

 

cà phê MOKA Cầu Đất

 

Ông Lương Trọng Nghĩa, người đang khôi phục lại nguồn giống cà phê Moka (hay còn gọi là Typica) ở Trạm Hành cho biết, trước năm 1988, khu vực Cầu Đất gần như chỉ có Moka là loại cà phê với chất lượng cao.

Nhưng do đặc tính cho trái vụ được, vụ thất thu, lại khá nhạy cảm với bệnh gỉ sắt nên người dân dần chặt bỏ cây Moka mà thay vào đó là giống cà phê Catimor – cùng thuộc dòng Arabica nhưng cho sản lượng cao hơn gấp 2-3 lần.

Thời gian thay đổi, những năm gần đây, nhiều chuyên gia cũng như người sành cà phê lại tìm về với giống cà phê xưa cũ, họ săn lùng tìm kiếm giống cà phê thuần chuẩn, với hương thơm và vị dịu nhẹ.

Thế là, một công cuộc tìm kiếm giống diễn ra dưới sự đồng hành của người dân, các ngành chức năng lẫn chuyên gia Lâm Đồng. Họ thu thập hạt, chế biến rồi nhờ các chuyên gia thử nếm.

Kết quả cho thấy, chất lượng hạt cà phê Moka thật sự vẫn giữ được sắc, hương, vị như thuở ban đầu, chỉ yếu tố năng suất giảm sút do chăm sóc không đầy đủ.

Qua khảo sát, ngành nông nghiệp xác nhận 8 cây Moka đầu dòng, với chất lượng hoàn hảo đều thuộc về các gia đình ở Trạm Hành.

Dưới sự hỗ trợ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, ông Lương Trọng Nghĩa tiến hành nhân giống và trồng 1,2 ha cà phê Moka trên diện tích của gia đình mình bằng cách cưa gốc cà phê Catimor và ghép chồi Moka, sau 12 tháng khi chồi lên đã cho ra trái bói.

Để phân biệt Moka với các dòng cà phê Arabica khác thì cây cà phê Moka có dạng hình nón với một thân chính mọc thẳng và nhiều thân phụ mọc xiên.

Hạt Moka hình bầu dục, kích thước hạt nhỏ. Chúng khó chăm sóc, năng suất thấp nhưng lại cho hạt cà phê chất lượng cao. Thơm nồng nàn, ngọt dịu, đắng nhẹ, chua thanh, hương thơm Moka đang quyến rũ những người yêu cà phê tìm về với giá trị trăm năm.

Ông Nghĩa kể, sau khi các cây giống cà phê được công nhận nguồn giống đầu dòng, ông tuyển lựa và mua hạt giống từ những vườn cà phê trên để tiến hành ươm hàng ngàn cây giống.

Hiện tại ông đã xây dựng được vườn ươm giống cà phê Moka từ nguồn giống cà phê thuần chuẩn được hơn 20.000 cây giống cung ứng ra thị trường cho người dân trồng.

Ngoài ra, những gia đình có nhu cầu ghép chồi ông cũng tiến hành ghép hoặc hướng dẫn họ ghép chồi Moka.

Ông cho biết, dù giá trị cao nhưng việc kháng bệnh gỉ sắt kém khiến nông dân vẫn dè dặt để trồng, họ chỉ dám trồng 1 – 2 sào để thử nghiệm.

Từ kinh nghiệm vườn cà phê Moka của mình, ông cũng chia sẻ kinh nghiệm kháng bệnh cho nông dân là mỗi khi thu hoạch xong nông dân phải tiến hành phun xịt hỗn hợp các loại thuốc kháng bệnh như sâu đục thân bù xè, gỉ sắt,… sau đó đến khoảng tháng 8 sắp thu hoạch tiến hành phun thuốc phòng bệnh gỉ sắt một lần nữa thì cây sẽ không bị bệnh.

Đồng thời, để đạt năng suất nông dân không giữ kỹ thuật chăm sóc kiểu “tum”, ngắt đọt chặt rễ, mà phải tạo hình đa thân thì năm nào quả cũng cho đều và vẫn giữ được hương vị thuần, cây khỏe mạnh, không yếu ớt.

Giá giống cà phê Moka 1 năm tuổi khoảng 2.500 đồng/cây, còn cà phê 2-2,5 tuổi giá 5.000 đồng/cây. Thuận lợi của nông dân là các doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển nguồn nguyên liệu cà phê Moka, họ hỗ trợ nông dân 100% giống cà phê Moka, đồng thời thu mua theo giá thị trường và hỗ trợ cộng thêm 2.000-3.000 đồng/ kg công hái cà phê chín.

Ngoài giống cà phê Moka chất lượng cao, vườn ươm của ông Nghĩa còn ươm giống cà phê mới do Viện Eakmat lai tạo từ giống cà phê ở Ethiopia và Catimor là THA1, THA2 có khả năng chống các loại bệnh rất tốt và giống TH1 có đặc tính, chất lượng không khác Moka.

Hiện nay, tổng diện tích vườn ươm 600 m2, với khoảng 85.000 cây giống đang đáp ứng nhu cầu cải tạo lại những vườn cà phê già cỗi trên 20 năm.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, cùng với nhu cầu sử dụng cà phê ngày càng tăng lên, nhu cầu của thị trường về các giống cà phê chất lượng cao ngày càng mở rộng.

Vì vậy, những hạt Moka của những cây cà phê cổ còn sót lại được thị trường thu mua với giá cao gấp 3-4 lần cà phê Catimor.

Với mục tiêu đa dạng hóa nguồn gen cà phê địa phương, khôi phục lại các giống cà phê truyền thống, Chi cục tiến hành khảo sát, chọn lọc lại các cây Moka còn lại để tìm ra nguồn gen tốt.

Sau thời gian lặn lội, cùng nông dân địa phương tìm tới những gia đình còn lưu giữ những cây Moka còn lại, những kết quả ban đầu đã cho thấy tương lai của hai giống cà phê quý.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân và đồng hành với bà con, giúp bà con có được nguồn giống chuẩn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã cho xây dựng lại vườn ươm Moka ở Trạm Hành, Đà Lạt.

Hy vọng rằng, việc khôi phục và mở rộng giống cà phê Moka sẽ góp phần xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê của Lâm Đồng trên thị trường.

HOÀNG YÊN

Như vậy cà phê MOKA Cầu Đất có giá bán cao và chưa nói cà phê MOKA Cầu Đất làm theo quy trình hoàn toàn hữu cơ giá còn cao thế nào bạn nhé. Dễ thấy vì sản lượng rất thấp…hầu như hạt cà phê MOKA Cầu Đất do chính thiên nhiên ban cho.

Thiên nhiên cho cà phê MOKA Cầu Đất bao nhiêu ăn bấy nhiêu nên giá thành cà phê MOKA Cầu Đất là cao nhất hiện nay. Mua hạt cà phê MOKA Cầu Đất, cần tìm cà phê MOKA Cầu Đất, bạn alo VINH 0914175928.

Trạm Hành và những cây cà phê cổ trên cao nguyên

Trạm Hành là xã mới thành lập của thành phố Đà Lạt nhưng vùng đất này vốn có truyền thống từ lâu đời. Nằm cuối con đèo D’ran, giữa những vườn cà phê, vườn hồng xanh ngát, Trạm Hành lưu dấu ấn một thời quá khứ của mảnh đất cao nguyên…

Trạm Hành là xã mới thành lập của thành phố Đà Lạt nhưng vùng đất này vốn có truyền thống từ lâu đời. Nằm cuối con đèo D’ran, giữa những vườn cà phê, vườn hồng xanh ngát, Trạm Hành lưu dấu ấn một thời quá khứ của mảnh đất cao nguyên.

Cũng nơi đây, những cây cà phê cổ vẫn đơm hoa kết trái, như chứng tích cho miền đất lành, nơi con người đổ mồ hôi, chăm chút để hương cà phê bay xa.

Ông Lương Trọng Nghĩa, cháu nội cụ Lương Tòng, tức cụ Kiểm Bảy, một trong 17 người đứng tên xin Chính phủ Bảo hộ lúc đó lập làng Trạm Hành kể lại, đây vốn là mảnh đất của những lưu dân vùng Nam, Ngãi, Bình, Phú. Năm 1900, người Pháp làm đường bộ từ Phan Rang, vượt đèo Ngoạn Mục lên đến D’ran, Đà Lạt.

Nằm ngay giữa Đà Lạt và D’ran, Trạm Hành đón những người lưu dân đầu tiên đến làm nhà, ngả cây, khai phá vùng đất cao nguyên.

Theo ông Nghĩa nhớ lại lời kể của ông nội, lúc đấy Trạm Hành hoàn toàn hoang vu, cư dân chủ yếu ban đầu làm thuê cho các nhà thầu làm đường bộ, sau đó làm đường sắt Đà Lạt- Phan Rang.

Đường bộ xong, đường sắt hình thành, nhiều sở trà, sở cà phê do điền chủ Pháp thành lập, mang tới vùng đất này giống cây mới, đồng thời thu hút đông đảo cư dân vùng ven duyên hải tới định cư.

Ban đầu, cư dân làng Trạm Hành phần nhiều là những thanh niên còn độc thân. Dần dần trong quá trình quần cư, Trạm Hành có thêm nhiều gia đình, những mái nhà ổn định mọc dần lên theo năm tháng. Định chế làng xã, hương ước hình thành.

Và tới năm 1927, cùng thời gian với sở trà Cầu Đất thành lập, 17 người dân làng Trạm Hành cùng đệ đơn xin phép chính thức lập làng Trạm Hành, trong đó có cụ Lương Tòng, cụ Năm Sơn…, những người có uy tín trong cộng đồng, được bầu lo việc trong làng.

Có đường, có dân, nhiều chủ đồn điền người Pháp mang cà phê, mang chè tới trồng trên đất Xuân Trường, Trạm Hành. Khi đó, người địa phương chỉ biết trồng rau trồng khoai, chưa bao giờ biết tới hạt cà phê.

Ông Phùng Phước, con cụ Năm Sơn chỉ cây cà phê Typica già trong vườn nhà mình cho biết, cây đã trên 80 năm tuổi, là cây do cha ông mang từ đồn điền về trồng trong vườn nhà.

Khi ấy, người Pháp canh tác rất khác hiện tại, nói theo kiểu dân địa phương là trồng kiểu “tum”. Sau khi trồng cây cà phê được 2 năm tuổi, người ta đào cây cà phê lên, chặt ngọn, chặt rễ cọc rồi lại đào hố trồng xuống, xăm đất xung quanh thật đều rồi tưới nước.

Không biết có phải nhờ kỹ thuật trồng ấy không mà nhiều cây cà phê trồng từ thời Pháp tới nay vẫn còn sinh trưởng tốt, ra hoa kết trái mỗi mùa.

Làng Trạm Hành sống nhờ cây cà phê Typica suốt nhiều năm dài. Cho tới những năm 90 thế kỷ 20, thấy cây Catimor cho năng suất, chất lượng cao hơn, cư dân lần lượt chặt bỏ hết Typica, chuyển sang trồng cà phê giống mới. Những vườn Typica đọt đỏ, trái thuôn dài mất dần, nhường chỗ cho Catimor lá xanh, trái tròn.

Nhưng thời thế thay đổi, thị trường quay lại ưa chuộng những hạt Typica thuần chủng, với hương thơm và vị dịu nhẹ. May mắn thay, vẫn còn những vườn Typica, những cây Typica cổ còn được giữ lại. Như gia đình ông Huỳnh Cảnh ở Trạm Hành 2, ông Phạm Văn Vui ở Trạm Hành 1, ông Phùng Phước… vẫn còn những gốc Typica thuần chủng.

Không chỉ cư dân Trạm Hành mà các nhà khoa học cũng vào cuộc. Họ thu thập hạt, chế biến rồi nhờ các chuyên gia thử nếm. Kết quả cho thấy, chất lượng hạt cà phê Typica thật sự vẫn giữ được sắc, hương, vị như thuở ban đầu, chỉ năng suất giảm sút do chăm sóc không đầy đủ.

Qua khảo sát, ngành nông nghiệp xác nhận 12 cây Typica đầu dòng, với chất lượng hoàn hảo đều thuộc về các gia đình ở Trạm Hành.

Và hôm nay, 12 cây Typica đầu dòng ấy đang cho ra đời hàng ngàn cây Typica con. Không giữ kỹ thuật chăm sóc kiểu “tum”, ngắt đọt chặt rễ, Typica được trẻ hóa và chăm sóc với kỹ thuật mới, đảm bảo hạt cà phê vẫn giữ được hương vị thuần, cây vẫn mạnh khỏe, không yếu ớt.

Và cũng chính những gia đình, con cháu những người đi mở đất Trạm Hành lại tiên phong trong việc trồng Typica, nối nghiệp cà phê của cha ông. Đó là con cháu cụ Bảy Kiểm, con cháu cụ Năm Sơn, con cháu cụ Hai Tiến…, những người đã sống và đã yên nghỉ trên mảnh đất cao nguyên xinh đẹp.

Suốt chiều dài lịch sử vùng đất mới, những cư dân duyên hải đã tới đây, sống, chăm sóc cây cà phê thuần chủng. Và sau khi an nghỉ, di sản của các cụ để lại tiếp tục được con cháu giữ gìn, phát huy với mong ước mang hương cà phê Trạm Hành bay xa.

DIỆP QUỲNH.

Leave a Comment

Scroll to Top
Call Now Button