fbpx

Cà Phê Việt Nam cách uống

Cà Phê Việt Nam cách uống

Xem Cà Phê Việt Nam cách uống của dân ta.

 

Một tách cà phê và xem Cà Phê Việt Nam cách uống.

 

Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào phin cà phê, nén nhẹ bột cà phê, rồi chế nước nóng không quá 95 độ để không làm cháy, khét bột cà phê. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới phin. Có hoặc không thêm đường tùy sở thích.

 

Cà Phê Việt Nam cách uống
Cà Phê Việt Nam cách uống

Phin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần.

 

Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ phin, khuấy đều với một chút nước sôi. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.

 

Cà phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích uống với đường, có người không, tùy theo sở thích.

 

Cà phê sữa đá: Cách pha giống cà phê sữa nóng, cũng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, khuấy đều.

 

Bạc xỉu (tiếng Hoa “白小”có nghĩa là “trắng và ít”, xuất phát từ thói quen uống cà phê của người Việt gốc Quảng Đông, chỉ phổ biến trong miền Nam): Na ná với cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới và trẻ con; dần dần thay một nửa lượng sữa đặc bằng sữa tươi.

 

Có hai loại, bạc xỉu nóng (đánh bọt sữa, sau cùng tưới cà phê lên để tạo màu nâu và hương vị), bạc xỉu đá (pha sữa với đá, rồi đánh bọt cà phê và tưới bọt lên trên cùng).

 

Cà phê trứng – có hai loại:

 

Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;

 

Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.

 

Cà phê chồn (hay gọi theo tiếng Indonesia là Kopi Luwak) từng có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 và mất đi cùng với việc loài chồn (đúng ra là cầy) hay ăn hạt cà phê ở Tây Nguyên gần như tuyệt chủng do bị săn bắt tràn lan.

 

Một ly cà phê nguyên chất ở Việt Nam

 

Cà phê tại Việt Nam thường được thưởng thức qua các phin cà phê (từ phin bắt nguồn từ từ tiếng Pháp filtre /filtʁ/).[19] Hạt cà phê thường được xay nhỏ, nén vào trong các phin và nước sôi được đổ lên trên để được lọc vào một ly, hay tách, tại bên dưới của phin.

 

Có nhiều loại phin cà phê mà hai loại thông dụng nhất được làm bằng nhôm hay inox, bên cạnh đó còn có phin tiện dụng bằng giấy chỉ sử dụng một lần.

 

Cà phê mang đi là dạng cà phê nhanh, dùng cho những người bận rộn và thường xuyên di chuyển. Dạng cà phê này không ngồi lại quán thưởng thức mà có thể mang đi uống, rất tiện lợi về mặt thời gian và không gian cho mọi người.

 

Cà phê mang đi gồm có nhiều loại từ cà phê Việt Nam cho đến cà phê Cappuccino của nước ngoài.

 

Trên thị trường Việt Nam, có xuất hiện cách chế biến cà phê bằng đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học để thành các loại bột cà phê. các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

 

Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn không còn giá trị dinh dưỡng. Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại.

 

Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs… là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dùng.

 

Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy.

 

Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.

 

Hiện nay, Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam là tổ chức hàng đầu trong việc giám định chất lượng cà phê ở Việt Nam. Trong năm 2019, tổ chức đã công nhận những đơn vị sau đạt chất lượng Cà phê Việt Nam:

 

Cà phê bi da Thái Châu (Nguyễn Văn Cừ, khu phố Mỹ Hảo, Chánh Mỹ, Bình Dương).

 

• Cà phê Trung Nguyên (Thành phố Hồ Chí Minh).

 

• Cà phê Hải Đăng (Sơn Trà, Đà Nẵng).

 

Trong đó đơn vị Cà phê bi da Thái Châu là đơn vị ưu tú, được công nhận là có hương vị cà phê đại diện cho nền văn hoá cà phê Việt Nam.

Leave a Comment

Scroll to Top
Call Now Button