Đây là 1 lý do người Nhật mua quả tầm bóp dại 700 ngàn đồng/kg?
Vốn là một loại cây dại mọc lan ở khắp các ruộng lúa ở nông thôn Việt Nam nhưng vì giờ đây người tiêu dùng yêu thích các loại rau sạch và lành nên rau tầm bóp đang đứng đầu trong danh sách các loại “rau nhà giàu” được các bà nội chợ săn lùng. Và đây cũng là 1 trong những lý do mà người Nhật chịu chơi khi bỏ ra tới 700 ngàn đồng để mua 1 kg rau tầm bóp? TẠI SAO mua quả tầm bóp? MUA LÀM GÌ? AI MUA mua quả tầm bóp?
Rau tầm bóp vốn là loài cây dại
Rau tầm bóp là một loài cây dại, mọc nhiều ở bở ruộng, đất trống ven đường, ven rừng, chủ yếu ở vùng nông thôn. Tầm bóp thuộc họ cà nên cũng có một chút đặc điểm giống cây cà về lá và quả.
Rau tầm bóp là một loại rau dại nhưng rất sạch và tốt cho sức khỏe.
Thời gian trước, khi kinh tế nước ta còn vô cùng khó khăn, nạn đói hoành hành, rau tầm bóp được thu hái về để ăn tạm như một loại rau “cứu đói”. Giờ đây khi kinh tế đã khá hơn nhiều, người dân cũng có điều kiện để có thể mua các loại thực phẩm quý, đắt tiền hơn. Tuy nhiên vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối cho người tiêu dùng.
Giải pháp mà các bà nội chợ tìm đến là đi săn lùng các loại cây dại, sạch sẽ, không chứa thuốc bảo quản. Ngày càng nhiều người biết đến các loại rau dại nhưng sạch, ngon và tốt cho sức khỏe như rau tầm bóp, dền cơm,… Vì vậy rau tầm bóp thường có giá cao hơn các loại rau khác nhưng luôn luôn đắt khách và phải đi chợ từ sớm hoặc hẹn trước thì mới có rau để mua. Đó là lý do vì sao người tiêu dùng còn gọi những loại rau dại này là “ rau nhà giàu”. Bạn mua quả tầm bóp là mua rau nhà giàu.. trong khi mua quả tầm bóp là ngày xưa của người nghèo.
Công dụng của rau tầm bóp
Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Trong các bữa tiệc chung vui gia đình, bạn bè, tầm bóp cũng xuất hiện cùng với món lẩu. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.
Tầm bóp có thể làm các món luộc, nấu hoặc xào với thịt đều rất ngon.
Giá trị nhất của cây tầm bóp là quả tầm bóp. Quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ bọc mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm bóp còn được gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc của quả bị thủng sẽ phát ra tiếng bốp nghe rất vui tai. Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…
Quả tầm bóp rất đẹp và lạ nên cây tầm bóp cũng được dùng làm cây cảnh.
Tất cả các bộ phận của cây tầm bóp đều có thể sử dụng được. Rễ cây tầm bóp là một dược liệu dùng để chữa trị bệnh đái tháo đường (bệnh phổ biến ở Việt Nam). Ngoài ra, vì hình thù của quả tầm bóp rất đẹp, màu sắc lại hấp dẫn nên cây còn có thể làm cây cảnh để trong nhà để tôn lên vẻ đẹp của căn phòng và làm tươi mới môi trường sống, đem lại cho bạn cảm giác phấn khích để bắt đầu một ngày mới tràn đầy sinh lực.
Với những giá trị về dinh dưỡng như trên, tầm bóp đang ngày càng được ưu chuộng và là một gợi ý đầu tư cho các nhà kinh doanh rau sạch trong tương lai.
Bạn Trần Thị B. hỏi: “Tôi bị ung thư đại tràng, bác sĩ đã cắt bỏ một đoạn ruột già một năm nay rồi nhưng nay có triệu chứng rối loạn đại tràng chức năng (bác sĩ ghi) như thường bị tiêu chảy, có lúc táo bón, đau bụng dưới, hay viêm họng, sổ mũi, nhức đầu… Bác sĩ bảo nên uống thêm thuốc phòng ngừa nhưng uống không thấy thuyên giảm. Có người mách rằng cây Thù lù, đã đăng trên Chuyên đề Sức khỏe, có thể phòng và trị được ung thư đại tràng, nhưng tôi không nhớ ở số nào? Xin cho một lời khuyên! Cây Thù lù có trị được ban đỏ hoặc trái rạ nơi con nít không?
Bài thuốc trị ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng) bằng cây Thù lù cạnh và Thù lù nhỏ đã đăng trên “Chuyên đề Sức khỏe KHPT” số 173 – 176, nay xin nhắc lại vài ý chính:
Cây Thù lù cạnh
Còn gọi cây Tầm bóp, Lồng đèn (Physalis angulata L.) thuộc họ Cá Solanaseae. Cây thân thảo, nhất niên, cao 50 – 90 cm, phân cành nhiều. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay nguyên, dài 30 – 35 mm, rộng 20 – 40 mm, có cuống dài chừng 20 cm. Hoa đơn độc ở nách lá, có cuống dài chừng 1 cm. Đài hoa hình chuông, có lông, chẻ ra từ giữa thành 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay trắng nhạt, có loài có điểm những chấm màu tím ở gốc hoa. Đài đồng trưởng bao lấy trái nên có tên trái Lồng đèn. Trái mọng, tròn hay hình trứng, màu xanh khi còn non, đổi sang màu đỏ khi chín. Trái chứa nhiều hột nhỏ hình thận, ăn được.
Thù lù có nguồn gốc tại vùng Amazone nhiệt đới, được trồng và mọc hoang tại nhiều nơi ở Phi châu, Á châu, kể cả nước ta… Cây được thổ dân dùng làm thuốc từ thời xa xưa.
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền nước ta cũng như đông y, Thù lù được gọi là Cẩm đăng lông, có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng. Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm. Liều dùng 15 – 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 – 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền. Cây tươi giã đắp trị chàm (eczema). Trị cảm cúm, sốt do siêu vi (sốt xuất huyết, sởi, ban hồng, trái rạ, tay chân miệng…): 50 -100 g cành mang hoa, lá, trái tươi, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống ngày 2 – 3 lần, trong 3 ngày liền.
Thành phần hóa học:
Cây chứa một số hợp chất loại flavonoid như anthocyanin, alcaloid như withaminimin, withangulatin… và steroid: trong đó quan trọng nhất là các whitasteroid như physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G, physagulid. Ngoài ra còn có chlorogenic acid, cholin, xocarpanolid, myricetin, phygrin.
Các nghiên cứu khoa học về dược tính:
– Thử nghiệm tại Trường dược, ĐH y khoa, Viện ĐH quốc gia Taiwan ghi nhận physalin F và physalin D (trích từ nguyên cả cây Thù lù cạnh, bằng ethanol) có hoạt tính diệt tế bào trên 8 dòng tế bào ung thư: 5 dòng loại ung thư nơi người gồm HA22T (ung thư gan – hepatoma), ung thư tế bào He La (ung thư cổ tử cung), ung thư KB (mũi – khí quản), ung thư ruột Colo 205, ung thư phổi (Calu-1) và 3 dòng ung thư nơi thú vật: melanoma (H1447), Hep-2 và 8401 glioma (não). Hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh nhất đối với ung thư gan và tử cung. Riêng physalin F còn có tác dụng chống u bướu loại P338 lymphocytic leukemia khi thử trên chuột (Anticancer Research Số 12-1992).
– Nghiên cứu tại Trường dược, ĐH Houston (Texas) ghi nhận một flavonol glycosid trích từ lá Physalis angulata bằng methanol: myri cetin 3-o-neohesperidosid có tác dụng diệt tế bào ung thư loại murine leukemia P-338, epidermoid carcinoma KB-16, ung thư phổi adenocarcinoma A-549 ở những nồng độ ED50 theo thứ tự 0,048, 0,50 và 0,55 microgram/ml (Fitoterapia Số 72-2001).
– Nghiên cứu tại Viện khảo cứu các hợp chất thiên nhiên thuộc ĐH y khoa Kaohsiung (Taiwan) về hoạt tính chống ung thư gan của Physalis angulata ghi nhận: Các dịch chiết toàn cây bằng nước và bằng ethanol được đánh giá về hoạt tính chống ung thư gan trên các dòng tế bào Hep G2, Hep 3B, PLC/PRF/5 ghi nhận hoạt tính chống ung thư do gây ra hiện tượng tế bào tự hủy (apoptosis) phối hợp với những rối loạn chức năng của các mitochondria nơi màng tế bào bị ung thư. Tác dụng diệt bào này không xảy ra nơi các tế bào gan lành mạnh (Life Sciences Số 74, 2-2004).
– Nghiên cứu tại khoa vi trùng và miễn dịch học, ĐH y khoa quốc gia Cheng Kung (Taiwan) ghi nhận các dịch chiết từ Physalis angulata có những hoạt tính điều hòa hệ miễn dịch như cải thiện đáp ứng blastogenesis (lý thuyết cho rằng các đặc điểm di truyền được chuyển từ cha mẹ sang con cái bằng mầm nguyên sinh); kích hoạt các tế bào T; gia tăng đáp ứng kháng thể… (American Journal of Chinese Medicine Số 20-1992).
– Một số các nghiên cứu trong những năm gần đây (từ 2000 – 2004) chứng minh được hoạt tính in vitro của dịch chiết Physalis angulata trên các vi khuẩn mycobacterium và mycoplasmas, một số vi khuẩn gram dương và gram âm như Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus. Riêng tại Nhật có một số nghiên cứu chú trọng đến các hoạt tính “in vitro” chống lại các siêu vi khuẩn bại liệt, Herpes simplex I, sởi, ban hồng, trái rạ và cả HIV-I (do ức chế sao chép ngược).
– Nghiên cứu tại Nhật (khoa dược, ĐH Fukuoka) ghi nhận phần trên mặt đất của cây Thù lù (Physalis angulata) có hoạt tính diệt được một số ký sinh trùng, đặc biệt nhất là Trypanosoma cruzi – tác nhân gây bệnh Chagas do con Rệp hun lây truyền (PIMD: 14758032 PubMed).
Ngoài ra, còn có cây Thù lù nhỏ (Physalis minima) cũng được dùng làm dược liệu (nhất là trong y dược cổ truyền Trung Quốc, gọi Thù lù nhỏ là Thiên bao tử).
Bài thuốc trị ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng):
Thù lù cạnh (hoặc Thù lù nhỏ) cành mang hoa, trái, lá khô 100 g (tươi 300 g)
Bạch truật 20 g
Cát cánh 10 g
Mạch môn 10 g
Huyền sâm 10 g
Hoàng cầm 10 g
Cam thảo 4 g
Dược liệu rửa sạch, chặt nhỏ, đổ 4 chén nước, sắc còn 2 chén, chia 2 lần uống trong ngày (có thể sắc thêm nước nhì uống buổi tối). Dùng 15 – 20 ngày liền. Nghỉ 10 ngày, dùng tiếp đợt thứ 2, thứ 3.
DS. DIỆU PHƯƠNG – DS. XUÂN PHƯƠNG
Cây thù lù hạ men gan rất hiệu quả sử dụng cây thù lù chữa ung thư dùng từ 100g -200g.. Với tác dụng như vậy mua quả tầm bóp là 700K là bình thường… sau này mua mua quả tầm bóp có thể cao hơn nhiều bạn nhé.