fbpx

Bình Dương Quê Tôi

Binh duong que toi

Bình Dương quê tôi

Từ thị Cảnh

Bình Dương Quê Tôi là bài viết nói về tỉnh Bình Dương và nay là thành phố Bình Dương. Bình Dương – xứ Thủ – là nơi tôi được sinh ra và lớn lên. Nơi đây nổi danh vì có trồng nhiều cây ăn trái ngon ngọt như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít tố nữ, dâu, bòn bon và nhiều loại khác.

[fusion_builder_container hundred_percent=”yes” overflow=”visible”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”no” center_content=”no” min_height=”none”]

Bình Dương Quê Tôi
Bình Dương Quê Tôi

Cứ mỗi độ hè về là những hàng quán bán trái cây mọc lên khắp nơi nhưng nhiều nhất là trên đường quốc lộ 13 từ Búng đến Lái Thiêu. Cầu Ngang là một địa danh du lịch được nhiều người biết. Bên kia cầu có những vườn cây mát rượi rất tiện cho việc vui chơi, cấm trại. Du khách hay đến vườn để mua trái cây và ngồi chơi dưới những tàng cây râm mát. Ngày nay, những vườn cây đó bị bỏ đi rất nhiều. Thay vào đó là những biệt thự, khu du lịch sinh thái, hay những nhà hàng nằm dọc theo bờ sông đầy thơ mộng.
Bình Dương có con sông Sài Gòn chảy ngang qua chợ Thủ. Xưa kia, bên bờ sông dọc đường Bạch Đằng có hàng dương rũ lá loà xoà, có Nhà Thuỷ Tạ để hóng mát. Gần chợ Thủ có bến phà kế bên chợ cá. Hàng ngày phà đưa đón học sinh đi học và chở hành khách cần đi qua Bình Mỹ – Củ Chi ở bên kia sông. Hiện nay, tuy có cây cầu Phú Cường bắc ngang qua sông rất tiện cho việc đi lại nhưng bến phà vẫn còn hoạt động vì không phải đi vòng. Ngày xưa, dọc bờ sông có nhiều căn nhà nho nhỏ. Ngày nay những căn nhà nầy đã bị giải toả. Bờ sông được xây kè đá và làm lan can bằng sắt. Chiều chiều người dân thường ra đó để hóng gió và chuyện trò với nhau.
Bình Dương có nghề làm sơn mài rất nổi tiếng. Tương Bình Hiệp là làng có nhiều người làm nghề nầy. Trước 1975, sơn mài Thành Lễ, Trần Hà rất được ưu chuộng. Bình Dương còn có những làng nghề gốm sứ ở Chánh Nghĩa, Lái Thiêu, Tân Phước Khánh. Hiện nay, gốm sứ hiệu Minh Long ở Bình Dương đã chiếm lĩnh thị trường với những mặt hàng như tô, chén, bình bông, bình trà … có chất lượng cao với những mẫu mã rất đẹp được xuất khẩu ra nước ngoài. Điêu khắc gỗ là một nghề khác của người dân Bình Dương. Phú Văn là nơi có nhiều xưởng làm nghề nầy.
Về ẩm thực, Bình Dương nổi tiếng với nem Lái Thiêu, bánh bèo bì Mỹ Liên ở Búng. Nhà hàng Chiêu Anh của ông Yến nổi tiếng với món lươn um.

[/fusion_builder_column][fusion_builder_column type=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”no” center_content=”no” min_height=”none”]

Binh duong que toi
Bình Dương Quê Tôi

Bình Dương bây giờ đổi mới hoàn toàn. Những vườn cao su ở Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo không còn nhiều nữa. Thay vào đó là những khu công nghiệp. Ở Bến Cát có khu Mỹ Phước là nơi có nhiều công ty hoạt động đầu tư địa ốc. Nơi đây, nhiều nhà cao tầng, nhiều khu dân cư được xây dựng giống như ở Mỹ với đường sá rộng rãi, cây xanh trồng dọc hai bên đường rất đẹp, nhưng tôi thấy ở đó có ít người cư ngụ. Hình như đầu tư địa ốc hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Những nghĩa trang trong thành phố hầu như bị giải toả hoàn toàn. Thay vào đó là trường học, công viên. Nhà cao tầng được xây lên khắp nơi.
Khu du lịch Đại Nam Lạc Cảnh nằm trên đất Bình Dương là khu du lịch lớn nhất nước nằm trong vùng Bưng Đĩa ngày xưa. Khu du lịch nầy được xây dựng rất vĩ đại với những biển giả, núi giả, sông giả … Giữa khu du lịch là một đền thờ rất lớn mang tên cũng rất kêu là Đại Nam Quốc Tự. Bên trong đền nầy tôi thấy họ thờ Phật, vua Hùng Vương, vua Trần Nhân Tông và nhiều bệ thờ khác. Lại có sở thú với vườn nuôi thú dữ như cọp, sư tử, gấu … Trong đó còn có khách sạn, khu ẩm thực nữa. Chủ nhân của khu du lịch nầy là một đại gia mà nếu đến Bình Dương bạn hỏi bất cứ người dân nào cũng biết tên ông ta.
Những ruộng lúa ở Mỹ Hảo, Búng, Lái Thiêu không còn nữa. Nơi đó được quy hoạch là sẽ xây lên những khu biệt thự có sân vườn rất đẹp .
Trong tương lai, khu đô thị mới ở Phú Mỹ sẽ là khu trung tâm hành chính của tỉnh với những hồ nước, những công viên vui chơi, những khu buôn bán sầm uất, những trường đại học quốc tế, và các khu chung cư cao cấp … Nghe nói người Hoa còn dự tính xây ở đây một khu thương mại kiểu Phố Tàu ở Mỹ. Dự án nầy đang bị nhiều việt kiều phê bình là bị TQ lợi dụng.
Bình Dương bây giờ thay đổi hoàn toàn. Những con đường đất đỏ, những khu nghĩa trang cũ, những ngôi nhà tranh vách đất ngày xưa nay đã thành những khu đô thị mới. Những quán cà phê, những nhà hàng cao cấp, những nhà chung cư cao tầng, những siêu thị, khu mua bán mọc lên khắp nơi
Ngôi trường cũ ngày xưa tôi dạy không còn nữa hoặc đã được xây mới đồ sộ hơn nhiều. Xe cộ chạy quá nhiều trên đường. Đi bộ băng qua đường rất nguy hiểm. Bụi bặm khắp nơi. Các bạn tôi đi xe máy phải bịt kín mặt không thể nhìn ra được. Về đêm, đèn đường sáng trưng, xe cộ chạy tấp nập ngoài đường. Những quán ăn, quán giải khát buổi tối rất đông khách .
Con đường trước nhà tôi ở ngày xưa bây giờ có nhiều ngôi nhà cao tầng được xây lên. Từ đầu đường đến cuối đường có những quán ăn sáng, trưa, chiều mọc lên san sát. Khách hàng ăn uống ồn ào, từ sáng đến tối lúc nào cũng nhộn nhịp không yên ắng như ngày xưa nữa .
Bình Dương đã đổi mới. Bình Dương đã phát triển. Nhưng trong tôi, Bình Dương bây giờ không còn là Bình Dương của ngày xưa nữa. Xã hội thay đổi, con người cũng đổi thay để theo kịp trào lưu tiến hoá của nhân loại. Những hình ảnh, những kỷ niệm xưa hầu như đã mất hết. Con đường đất đỏ mà tôi đi học hằng ngày lúc nhỏ bây giờ nhà cửa thay đổi không nhìn ra được. Những gì trong quá khứ đều đã mất đi gần hết không thể nào tìm lại được, dù lúc nào tôi cũng nghĩ về quê hương nơi mình được sống những ngày thơ ấu bên cạnh ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Tất cả hình ảnh xưa đều không còn gì nữa. Tiếc thay !

(3/2012)[/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]

Leave a Comment

Scroll to Top
Call Now Button