fbpx

Tại sao nói Tết thiệt là chán?

Tết thiệt là chán

Tết thiệt là chán là vì sao?

Tết thiệt là chán là cách nói của đại đa số con người ngày nay.

” Cu kêu ba tiếng cu kêu, trông mau tới tết dựng nêu ăn chè”

Tết thiệt là chán là sao? Trong khi Tết ở Việt Nam là một truyền thống vô cùng đặc biệt và rất thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Ngày tết là ngày rất cần thiết cho mọi người sau một năm làm lụng vất vả cần có chút thời gian dừng lại nghỉ ngơi và nhìn về năm cũ, định hướng cho năm mới.

Tết là thời khắc giao hòa của trời đất trong mùa xuân đánh dấu cái mới sẽ thay thế cái cũ. Tết là dịp trẻ con mừng húm vì thêm tuổi mới, thêm áo mới, nhận lì xì…Tết là dịp con, cháu, tề tựu quây quần bên ông, bà, cha, mẹ sau một năm học hành, làm việc, chạy theo vất vả lo toan của cuộc sống.

Tết là dịp người lớn tổ chức cúng đưa đón ông bà tổ tiên nhớ ơn, ghi ơn tổ tiên và đấng sinh thành. Tết thiêng liêng bao la và không bút mực nào tả xiết trong phạm vi từ ngữ để nói về Tết. Vậy thì tại sao Tết thiệt là chán chúng ta cùng xem bài viết hay dưới đây.

[fusion_builder_container hundred_percent=”yes” overflow=”visible”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”no” center_content=”no” min_height=”none”]

Tết thiệt là chán
Tết thiệt là chán là cách phát biều của nhiều người gần đây là vì sao?

TẾT THIỆT LÀ CHÁN!

HOÀNG ANH

Mỗi dịp cuối năm, chợ búa luôn đông nghẹt người chen nhau đi mua sắm, nào thịt, nào bánh, nào hoa…Trên đường, xe cộ dập dìu, nào là những chiếc xe tải chở hàng hóa, nào là xe đò chở những kẻ đi làm ăn xa nay háo hức về quê. Kẻ hờ hửng nhất cũng nghe lòng nôn nao trong cái không khí chung đang tưng bừng rạo rực chờ đón Tết.

Trong một năm, người Việt Nam có rất nhiều lễ hội, nhưng vui nhất phải nói là Tết. Tết chiếm giữ địa vị độc tôn, “Vui như Tết” từng là một thành ngữ, nhất là đối với trẻ con thì đúng là không gì vui bằng Tết.
Thế nhưng nhiều năm qua, mỗi khi xuân về, khi được hỏi các em ăn Tết có vui không, hầu hết các bạn trẻ hay học sinh trong những lớp tôi dạy đều nói: “Tết chán quá Thầy ơi”.

Càng ngày, số em phát biểu như thế càng gia tăng, nam có, nữ có. Mà học sinh của tôi vừa qua xong chương trình cấp ba, ở vào lứa tuổi thanh niên, nhiều sức sống, lại đến từ khắp nơi trong nước. Chán Tết, có thể chỉ là một cách nói, diễn tả những tâm trạng khác nhau, nhưng như thế hiện tượng đó không phải chỉ xảy ra ở một địa phương cá biệt nào.

 

tet-thiet-la-chan-1 tet-thiet-la-chan-2

Điều gì đang xảy ra đã khiến có sự thay đổi đáng ngạc nhiên ấy?

Người ta vẫn chuẩn bị đón Tết chu đáo, nhưng nhìn kỹ lại, dường như trong lòng họ không còn những cảm giác như xưa. Xã hội đang có quá nhiều thay đổi, lòng người đổi thay cũng là điều tất nhiên.

Vào những ngày lễ Tình yêu, lễ Valentine, ngoài đường phố thật vui với cảnh bán hoa ở các nẻo đường. Trong năm, tiệc sinh nhật diễn ra liên tục, tha hồ chưng diện, quậy phá. Nhớ đến dịp đám giỗ, bọn trẻ rùng mình, làm mệt phờ hơi, nói lớn tiếng một chút là bị ông bà cha mẹ rầy la.

Nhắc đến Tết còn “oải” hơn, nào là dọn dẹp, lau chùi, khiêng vác, nào là dãy mã, chùi lư. Bao nhiêu là việc, mà chẳng biết để làm gì! Ngày Tết, hết bưng đồ lên cúng lại lo bưng xuống. Đêm ba mươi, xóm làng, nhà cửa bổng dưng im lặng một cách khó chịu.

Mẹ tôi, nay đã ngoài 80, vốn giữ gìn nề nếp ông bà, cúng vái bao giờ cũng kính cẩn, chu đáo, vậy mà những năm gần đây, bà cũng tỏ vẻ chán chường bỏ đi ngủ sớm. Vào dịp giao thừa, có năm chỉ mình tôi ráng thức đốt nén nhang, theo tục lệ, rồi cũng vào ngủ. Nhớ cảnh ngồi canh bếp lửa nấu nồi bánh tét, bánh ít hồi xưa, lòng không ngăn được nỗi ngậm ngùi.

Ngày tết, ngoài ăn nhậu, thăm viếng đôi người thân, người ta chẳng biết làm gì hơn. Nhạc xuân thì bao nhiêu năm rồi vẫn những bài hát đó hát đi hát lại, những bài đã được sáng tác từ mấy chục năm trước. Tám mươi năm trước đã từng có người lên tiếng bàn việc có nên ăn tết ta nữa hay không.

Trên báo Tết Thần Chung năm 1929, Phan Khôi đã viết bài phản biện với tựa đề “E khi cái Tết năm nay là cái Tết chót”. Cách đây vài năm, giáo sư Võ Tòng Xuân cũng lại lên tiếng trên báo chí đề nghị ta nên đổi qua ăn Tết Tây cho giống với thế giới, thời của toàn cầu hóa mà. Đọc thế, tôi càng nghe hoang mang. Cái Tết mất đi, hay như hiện tại, đang tàn đi, thì cái vốn liếng văn hóa truyền thống của chúng ta liệu sẽ còn gì, và, xã hội ta rồi sẽ ra sao?

Chưa có thời nào mà hai từ văn hóa xuất hiện nhiều như hiện nay, trên báo chí, sách vở, diễn văn, trên đầu những con hẻm, khu phố…Văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa thành chủ đề nhiều hội nghị. Mở miệng ra, là người ta nói đến văn hóa, văn hóa trà đá, văn hóa giao thông, văn hóa phát biểu, văn hóa ứng xử, văn hóa đá banh…

 

tet-thiet-la-chan-4 tet-thiet-la-chan-5 tet-thiet-la-chan-6

 

Có người nhận xét rằng khi chúng ta hô hào nhiều về điều gì, thì thực ra chúng ta đang thiếu điều đó, hoặc, đang làm ngược lại điều đó. Chúng ta nói về văn hóa làng, tự hào về cơ cấu làng xã của Việt Nam, thì nay chúng ta có nào là làng nướng, làng ẩm thực.

Khi nói về văn hóa giao thông, là lúc đường phố tại các khu đô thị đang kẹt xe đến nghẹt thở, và tai nạn giao thông thảm khốc diễn ra hàng ngày. Chúng ta nói về văn hóa ứng xử, khi nạn đạo văn, bằng dỏm, chưởi thề, đâm chém giữa trò và Thầy đã không còn làm ai xúc động.

Hãy xem lại các câu ca dao, tục ngữ, khẩu hiệu, có phải chăng cái gì mà ta nói rỉ rả để khuyên bảo nhau hay để lớn tiếng tự hào, khoác lác, là những gì ta đang thiếu, có khi ít, có khi trầm trọng đến thực ra chẳng có gì.
Văn hóa có vai trò rất rất quan trọng trong đời sống xã hội, quốc gia. Đó là điều chắc ai cũng biết.

Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng để vun bồi, giữ gìn văn hóa một quốc gia. Chuyện này nghe hoài chắc cũng nhàm tai.

Nhưng chúng ta đã làm gì trước bối cảnh hội nhập, trước sức càn lướt của các tiền đạo văn hóa đội bạn lại là điều có vẻ khá mơ hồ. Dường như chúng ta thiếu một huấn luyện viên về văn hóa bản lĩnh như ông Calisto?
Văn hóa là những giá trị còn lại trải qua một quá trình lịch sử dài lâu của một cộng đồng, một dân tộc, có sáng tạo, có tiếp thu, chọn lọc.

Lễ hội chỉ là một bộ phận của cái tổng thể văn hóa, nhưng có thể nói đó là phần sinh động nhất, biểu trưng rõ nét nhất của văn hóa. Hãy quan sát lễ rước cộ Bà diễn ra hàng năm vào dịp rằm tháng giêng của người Hoa tại chợ Thủ Dầu Một.

Lễ ấy có từ bao giờ? Có thể đã gần trăm năm hoặc thậm chí còn lâu hơn, vậy mà bao giờ nó cũng tưng bừng rộn rã, mỗi năm mỗi đông hơn, cuốn hút cả người Việt từ các tỉnh khác về tham gia. Năm nào cũng như năm nào, cũng vào ngày ấy, khoảng giờ ấy, cũng múa cù, múa lân, múa rồng, thỉnh tào kê…như từ bao nhiêu năm trước.

Người Hoa khéo giữ gìn bản sắc văn hóa của họ (dù không nghe họ hô hào nhau phải kiên định làm thế) nên dù sống ở trong lòng của bất cứ dân tộc nào, trải qua bao nhiêu năm, thì cộng đồng người Hoa vẫn nổi bật không lẫn lộn vào đâu được. Nếu cấm không cho đánh trống khi múa cù, cũng như tết mà không được đốt pháo ở Việt Nam hơn mười năm nay, chẳng biết người Hoa còn hăng hái múa cù nữa hay không?

Nhìn lại ta, có biết bao nhiều điều phải ưu tư!

Khi mà đời sống đối với giới trẻ thừa mứa tiền bạc thời nay chỉ là những cơ hội tìm kiếm cuộc vui, đám giỗ, đám cúng đình đơn thuần chỉ là dịp để ăn uống, nhậu nhẹt, quậy phá, thì những lễ lạc ấy sẽ bị đào thảy dần vì không cạnh tranh nỗi với những cuộc vui tưng bừng quanh năm khác như Giáng sinh, như sinh nhật, như tết Tây…

Tết trung thu năm nay, dạo xe trên các nẻo đường trong thôn xóm, không thấy bóng một chiếc lồng đèn, một cây đuốc, dấu hiệu cho biết ngày Tết ấy sắp đi vào dĩ vãng.

[/fusion_builder_column][fusion_builder_column type=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”no” center_content=”no” min_height=”none”]

tet-thiet-la-chan
Bánh tét ngày tết

 

Ngày Tết nguyên đán, với bao nhiêu ý nghĩa tinh thần cao đẹp mà tổ tiên đã gầy dựng, có thể rồi cũng cùng chung số phận, nếu như thế hệ người lớn tuổi hôm nay không suy nghĩ gì, không làm gì để duy trì sức sống cho nó.

Bản sắc văn hóa của dân tộc, khi ấy sẽ ra sao hay, chỉ là những cụm từ hào nhoáng mà trống rổng, như chiếc hộp trang trí nhiều màu sắc xinh đẹp nhưng chứa đựng những món hàng rất đỗi tầm thường?

Tết không biết còn bao năm nữa thì sẽ đi theo Ông Đồ của Vũ Đình Liên nữa.

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
1936

Đăng trên báo Tinh hoa.

Đọc bài thơ nghe bùi ngùi xúc động quá. Rồi đây bên trời Tây con có gọi điện về hỏi thăm sức khỏe của Ba, Mẹ không trong ngày Tết hay những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, các chai rượu ngoại mà họ hơn thua nhau về số năm, những sàn nhảy đồ sộ với các DJ nhảy rơi cả áo, những bình SHISA, những loại bia ngoại, những tờ USD bóng loáng…con có nuốt nổi hay không khoanh bánh tét mà má đã thức đêm thức hôm ngồi gói, chụm lửa…hay là con cầm đòn bánh tét cho má vui nói đem về cho con của con nhưng ba tháng sau má ghé thăm con thì nó vẫn còn treo đó và khô queo đầy mốc meo như tấm thân già ngày càng héo hon của má.

Tết thiệt là chán là vậy đó, nó thực sự có lý do để nhiều người họ nói như vậy. Qua bài viết này rất mong các bạn năm nay 2016 đón một cái Tết an lành, tràn đầy ý nghĩa, mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc.

 

tet-thiet-la-chan-8 tet-thiet-la-chan-9 tet-thiet-la-chan-10

[/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]

1 bình luận trong “Tại sao nói Tết thiệt là chán?”

  1. Bài viết rất hay. Cứ mội dịp tết đến em lại nhớ tới hình ảnh gia đình nấu bánh chưng, đi mua mai, cắn hạt dưa, dán giấy đỏ dưa hấu. Những ngày cuối cùng đi học lớp học lúc nào cũng đầy vỏ hạt dưa . Bây giờ giới trẻ còn không biết cắn hạt dưa nữa.

Để lại một bình luận

Lên đầu trang
Call Now Button